Medisetter Administrator
-
2023-06-19Posted: June 19, 2023Categories: Sức khoẻ
Củ riềng và củ nghệ là hai loại nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp Việt. Loại củ này dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là giúp các món ăn thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng, cue nghệ và củ riềng còn là loại "tiên dược" giúp phòng tránh và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số công dụng đặc trưng của 2 loại củ này:
1. Riềng
Trong y học cổ truyền, củ riềng còn được gọi là cao lương khương, có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng có nhiều công dụng bất ngờ. Loại củ này được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền để làm thuốc với những công dụng chính như sau:
- Chống ung thư: Nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, loại củ ngày giúp hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen. Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có những đặc tính chống ung thư vô cùng hiệu quả.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da.- Tốt cho xương khớp: Không chỉ tốt cho tiêu hoá, riềng còn có tác dụng giảm đau xương khớp. Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra, trong dân gian vẫn dùng riềng ngâm rượu để xoa bóp, chữa đau nhức cơ thể, xương khớp, đau thần kinh tọa.
- Hỗ trợ trị trầm cảm: Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.Back to Top